
Và bất lợi của “lợi thế” Rừng vàng biển bạc của VN!
Đâu đó một nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng nói rằng startup muốn phát triển tốt phải làm ra sản phẩm dạng “thuốc chữa bệnh” (giải quyết vấn đề cụ thể, khách hàng hay “bệnh nhân” bắt buộc phải dùng), chứ ko phải là vitamin (bổ gì đó, nhưng ko nhất thiết phải dùng). Vậy liên quan gì tới Israel – Startup Nation?
Năm ngoái, hồi ở Israel lúc sắp về nước, trong lúc có phần “hơi hoảng loạn” vì lúc đó Iran đang thề trả đũa Israel một cách nặng nề nhất sau vụ Israel bắn thẳng vào Tehran giết lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh cuối tháng 7. Lúc đó tôi đang chuẩn bị book máy bay về, rất ít chuyến, sợ huỷ chuyến, kiểm transit visa etc.
Mặc dù đã trải nghiệm một đợt rocket của Iran vào Israel hồi tháng 4/24 nhưng lúc đó vẫn là một trải nghiệm sinh tồn kiểu như di tản khỏi vùng chiến sự. Bỗng dưng trong đầu tôi loé lên câu trả lời cho câu hỏi tại sao startup Israel có tỉ lệ thành công, hay có số lượng unicorn/triệu dân cao nhất thế giới. Đó là do họ liên tục phải giải quyết những vấn đề sinh tồn. Từ lúc lập quốc từ đầm lầy và sa mạc hoang vu ko tài nguyên thiên nhiên tới hiện tại có chiến tranh liên tục mỗi 5-10 năm.
Khi họ đã quen “làm bài tập” sinh tồn thì hầu hết các vấn đề và giải pháp của startup Israel ít nhất cũng đã là “thuốc chữa bệnh” trở lên chứ ko chỉ là vitamin. Giải pháp nước nhỏ giọt Netafim, các security startup Checkpoint, Wiz, giải pháp giao thông Waze hay hệ thống Iron Dome mà Mỹ cũng phải mua sử dụng là những minh chứng cụ thể.
Ở VN mình, hồi nhỏ ai cũng được học VN ta rừng vàng biển bạc một cách tự hào. Nhưng nhìn kỹ lại đó là một bất lợi! Vì nhiều tài nguyên, chi phí thấp, quá dễ để sống nên ít vấn đề sinh tồn cụ thể. Vì thế hệ quả là đa phần các giải pháp mà startup hay SME cung cấp hầu hết đều chỉ là vitamin, không có cũng chả sao.
Nhìn lại một số quốc gia ít tài nguyên như Nhật và Singapore, một trong những lý do họ phát triển mạnh là vì ít tài nguyên nhiều vấn đề sinh tồn. Vì thế họ phải học cách tối ưu nguồn lực, tiết kiệm tài nguyên, phát triển công nghệ, gia tăng tái chế, tư duy dài hạn…
Không đâu xa, ngay ở trong VN có nhiều tỉnh thành, nơi càng ít tài nguyên, càng khó sống thì có vẻ càng có nhiều nhân tài hơn…
Chốt lại, câu hỏi là làm sao để có thể sản xuất nhiều “thuốc chữa bệnh” hơn??