Câu hỏi nho nhỏ đơn giản hơn là “Làm thế nào để có một lượng user/khách hàng “tạm được” trước khi có sản phẩm/startup??
Mấy hôm trước tôi có đặt câu hỏi này và được khá nhiều chia sẻ thú vị thực tế từ rất nhiều anh hào khác nhau: https://www.facebook.com/minzbuii/posts/10158830051706387
Câu hỏi nho nhỏ đơn giản hơn là “Làm thế nào để có một lượng user/khách hàng “tạm được” trước khi có sản phẩm/startup??
Thực ra có một vài ngầm hiểu về điều kiện và giải pháp trong câu hỏi trên
- Điều kiện: không sử dụng tiền hoặc chỉ dùng rất ít tiền. User(tiềm năng) sẽ là người có nhu cầu thật sự và sẽ có xác suất dùng sản phẩm rất cao.
- Giải pháp: bền vững lâu dài chứ không theo kiểu bắt trend được vài tháng, một năm rồi thôi.
PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
———————————-
Một ý các bạn thường chia sẻ là phát triển cộng đồng trước rồi phát triển sản phẩm sau. Ý này khá hay, nhược điểm là mất khá nhiều thời gian, và nhiều khi cộng đồng đó tuy đông nhưng không có giá trị về mặt thương mại cao để xứng đáng đầu tư công sức phát triển sản phẩm.
Một ví dụ khá tiêu biểu cho hướng này được bạn @phước nguyên chia sẻ là Coin98. Cộng đồng này được bắt đầu từ 2017 và 2,3 năm sau mới có sản phẩm đầu tiên là Coin98 Wallet và từ từ mở rộng ra hệ sinh thái với nhiều mảng sản phẩm/kinh doanh hơn.
LÀM KOL
—–
@Mai linh cho ý kiến là Làm KOL, đây cũng là một dạng cộng đồng đặc biệt, one to n, các thành viên xoay quanh một celeb cụ thể. Hướng này thế giới có Kylie Jenner có hàng chục triệu follower sau đó làm ra các dòng son cùng tên để bán, hay beauty blogger Michelle Phan gốc Việt cũng thế. Ở VN có hotgirl Midu ra Yu Cosmetics… Hay Hồ Ngọc Hà cũng từng ra dòng sản phẩm làm đẹp gì đó.
TÌM KIẾM CÁC ƯU ĐÃI/LỢI THẾ ĐẶC BIỆT
——————————————
Hướng này ví dụ được nhiều người nhắc đến là một app thông tin chống dịch, hay phát triển hợp tác với những đối tác đã có cộng đồng, người sử dụng đông đảo.
Mới nghe có vẻ rất hay tuy nhiên hướng này chỉ phù hợp với một vài đơn vị cá nhân mà ko phải ai cũng học theo để áp dụng được. Kế đến thực ra giá trị sử dụng ko cao nên ko mang lại ích lợi cho mn, và từ từ cũng đi vào quên lãng mà ko tạo ra được ảnh hưởng lớn.
Và ngay cả khi bạn có những lợi thế cực lớn chưa chắc mn sẽ dùng sp của bạn. VD Viettel chắc là cty có tập khách hàng lớn nhất VN, tuy nhiên Viettel Pay, hay trang TMĐT của Viettel – Voso vẫn còn đang loay hoay nằm ngoài top 3, hay thậm chí ngoài top 10 trong lĩnh vực của họ.
DÙNG INCENTIVE
————————
Ở đây mọi người hay đùa là cứ cho mỗi người 1 triệu đồng thì sẽ có ngay 1 triệu người đăng ký. Cứ cho là bạn có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện giải pháp này, thì những người đăng ký cũng ko thoả mãn yêu cầu bài toán, là họ sẽ sử dụng sp thực sự. Nên giải pháp này nếu thực hiện cũng không đem lại 1T người dùng thực sự vì họ đăng ký vì tiền chứ ko phải vì nhu cầu thật.
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MẢNG TIỀN SỐ/ NFT GAME
—————————————————————————
Khá nhiều bạn đang làm mảng blockchain, game cho ý kiến này, chẳng hạn như làm airdop, IDO/Token sales…. nói chung là cung cấp token/coin với mức free hoặc giá rất thấp để mn đăng ký và làm viral.
Đúng là trong thời điểm hiện tại đây có vẻ là giải pháp gần đúng nhất. Tuy nhiên nhìn kỹ theo thực tế thị trường hầu hết mọi người đăng ký tham gia cộng đồng đều đang fomo kiếm tiền nhanh và bị tâm lý đám đông chi phối. 100 sản phẩm ra mắt chắc chỉ có 5-7 sp có thể tiếp tục phát triển lâu dài bền vững sau những đợt tung ra incentive như thế này. Nói cách khác là “khi thuỷ triều xuống mới biết ai là người đang mặc quần”. Nên cách này không thoả mãn điều kiện phát triển bền vững, nhưng vẫn có vài case khá phù hợp.
VẬY ĐÂU LÀ BẢN CHẤT THẬT CỦA VẤN ĐỀ NÀY???
——————————————————————
Một vấn đề mà rất nhiều startup thường gặp là làm sản phẩm rất kỳ công, mất một hai năm hoặc nhiều hơn rồi khi launch sản phẩm ra thì người dùng không sử dụng hoặc sử dụng qua loa với thời gian rất ít (Time on site, MAU/WAU thấp). Thậm chí cả các công ty lớn với các bộ phận nghiên cứu phát triển và ngân sách hoành tráng cũng có thể rơi vào trường hợp này. Chẳng hạn như Google +, mạng xã hội của Google.
Các điều trên là “triệu chứng” của căn bệnh “tự sướng” vì hiệu ứng tâm lý ai cũng nghĩ những gì mình tốn công sức làm là có giá trị và user/khách hàng sẽ muốn sử dụng nó. Hầu như ai cũng sẽ gặp phải đôi lần, bản thân tôi thỉnh thoảng cũng có tâm lý này. Một góc hẹp hơn là khá nhiều product builder cũng là developer hoặc có tech background nên dễ ảo tưởng sức mạnh, phần vì đa số innovation của thế giới đều bắt nguồn từ công nghệ.
Một vấn đề mà rất nhiều startup thường gặp là làm sản phẩm rất kỳ công, mất một hai năm hoặc nhiều hơn rồi khi launch sản phẩm ra thì người dùng không sử dụng hoặc sử dụng qua loa với thời gian rất ít (Time on site, MAU/WAU thấp). Thậm chí cả các công ty lớn với các bộ phận nghiên cứu phát triển và ngân sách hoành tráng cũng có thể rơi vào trường hợp này. Chẳng hạn như Google +, mạng xã hội của Google.
Các điều trên là “triệu chứng” của căn bệnh “tự sướng” vì hiệu ứng tâm lý ai cũng nghĩ những gì mình tốn công sức làm là có giá trị và user/khách hàng sẽ thích/muốn sử dụng nó. Hầu như ai cũng sẽ gặp phải đôi lần, bản thân tôi thỉnh thoảng cũng có tâm lý này.
Một ví dụ mạnh mẽ của việc có KH trước khi có sản phẩm là app đầu tư Robinhood. Khi app này được launch vào tháng 4/2014 thì Robinhood đã có 1 triệu user đăng ký rồi mà không mất chi phí marketing. Trước đó họ đã cho user đăng ký từ 1 năm trước, khi họ chưa hề có app. Hay TGDD thỉnh thoảng lại cho KH đăng ký mua điện thoại iPhone hay một dòng điện thoại nào đó ngay cả khi điện thoại chưa có ở kho. Việc pre-order này giúp rất nhiều thứ: hoạch định số lượng sản phẩm cần mua, lưu kho, cắt giảm chi phí marketing, và cuối cùng thậm chí có thêm dòng tiền trước khi giao hàng cho KH.
Đây cũng là một vấn đề nói dễ hơn làm. Tuy nhiên nếu ta nhận thấy nó là một điều quan trọng bắt buộc phải đạt được trước khi đầu tư quá nhiều công sức thời gian và tiền bạc vào sản phẩm thì sẽ tránh được khá nhiều tổn thất và chi phí cơ hội.
Thực tế là để user hay KH đăng ký trước như Robinhood/TGDD thì ko đơn giản. Vì ít nhất sản phẩm dịch vụ của cty bạn phải có một giá trị nào đó cho KH và khác biệt với các đối thủ khác kiểu như “giá trị độc quyền” để “hứa hẹn” trước với KH tiềm năng. Trong trường hợp của Robinhood, USP – giá trị độc quyền là cắt giảm phí giao dịch về zero, số dư tài khoản tối thiểu là 0 trong khi các công ty khác như e-Trade, Interactive Brokers… ưu tiên tập khách hàng rủng rỉnh tiền bạc với phí giao dịch là $7, muốn mở tài khoản tối thiểu phải có $1000-2000 , những con số này là rào cản khá lớn với nhà đầu tư mới & nhỏ lẻ chỉ có vài trăm đô. Chưa kể app của Robinhood còn rất dễ sử dụng cho những nhà đầu tư F0 hơn nhiều so với app/site của các cty “truyền thống” trên thị trường. Còn trong trường hợp TGDD “giá trị độc quyền” là họ có khả năng “bao lô” mua độc quyền sản phẩm với nhà sản xuất để có thể bán sp trước khi những nhà phân phối khác có hàng nhờ lợi thế thị phần lớn.
Còn theo bạn, “giá trị độc quyền” của startup của bạn, hay của một sp bạn thường xuyên sử dụng là gì??