Why Everyone wants a pie of the ecommerce cake?!
*Thấy gì từ những nước cờ “go ecommerce” của những tay to?
Google lại tiếp tục muốn đi sâu hơn vào ecommerce sau quý đầu tiên bị giảm doanh thu quảng cáo. Trước đây Google cũng đã loay hoay thử nghiệm khá nhiều dự án về ecom như Google Shopping tuy nhiên hầu hết đều thất bại.
https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-10-09/google-tries-to-turn-youtube-into-a-major-shopping-destination
Lần này Google định biến Youtube thành một shopping catalog, cho phép người xem có thể mua hàng trực tiếp tử Youtube. Điều này khá liên quan vì Youtube có rất nhiều videos dạng unbox, review sản phẩm. Google còn đang kết hợp với Shopify để list và bán sản phẩm trên Youtube.
Một tay chơi khác cũng có phần lớn doanh thu từ quảng cáo là Tikitok cũng đang đẩy mạnh ecommerce. mà bước đi mới nhất là chuẩn bị liên kết với Walmart bằng cách để Wm đầu tư vào lấy khoảng 8-12% shares.
Amazon, Shopify, Bigcommerce, SEA(shopee) dĩ nhiên khỏi nói doanh số cổ phiếu đều lên vù vù.
Facebook cũng hăm hở go ecommerce với marketplace, Instagram, và gần đây nhất còn dụ dỗ bất cứ fbker nào với câu hỏi khi tạo post mới: Bạn có muốn đổi post này thành sales post ko?
*Lý do tôi “định vị” vào ecommerce từ “hồi đó”
Làm tôi chợt nhớ lại lý do tôi made a jump into ecommerce. Cách đây khoảng hơn chục năm, 2008-2009
Lúc đó tôi đang làm một dự án startup thông tin du lịch hướng đia điểm với mấy người bạn. Mặc dù vềmặt marketing pr dự án khá ok và website trở thành một trong ba site du lịch được truy cập nhiều nhất VN chỉ sau 2 năm hoạt động, 3 người full time, và một căn phòng nhỏ chừng 12 hay 15m2 gì đó và hầu như ko có tiền marketing mà toàn làm content, seo, pr và viral trên nền tảng automation mọi thứ. Dù hầu như ko tốn tiền và chi phí vận hành cực thấp, thì vẫn vật vã vì rất khó để monetize từ thông tin. Tiền từ quảng cáo thì sẽ ko lớn vì cả thị trường online ads lúc đó chỉ khoảng 18 triệu đô.
Lúc đó ở china Ctrip kiếm tiền từ bookings cũng là travel ecommerce. Alibaba Taobao tuy chưa quá nổi như bây h nhưng cũng đã là hàng khủng. Lúc đó tôi chợt nghĩ kiểu gì ecom cũng sẽ bùng nổ. Ở TQ, VN hay hầu hết các nước châu Á, ai cũng muốn bán một thứ gì đó, tập quán buôn bán nhỏ lẻ sẽ dần online hoá.
Thực ra đúng là thế. Retail – bán lẻ là tập cha của ecommerce lúc đó tại VN chiếm khoảng 80 tỉ đô trên GDP 180 tỉ. Gần như đây là ngành duy nhất có tỉ trọng lớn đa số với GDP của hầu hết các quốc gia, chắc chỉ trừ các quốc gia vùng Vịnh chuyên bán dầu mỏ, các nước dựa vào dịch vụ tài chính như Sing, Hongkong, Thuỵ Sỹ…
Sau đó tôi làm product marketing cho một cộng đồng phụ nữ được một tập đoàn hàng đầu về online women ở châu Âu đầu tư khoảng 500k. Sau một năm cũng grow được khoảng 1M visit/tháng tăng khoảng 6 lần so với trước đó dù ko xài gg/fb ads mà cũng chỉ grow-hack. Tuy nhiên doanh số có tăng vài lầnnhưng vẫn dựa vào quảng cáo nên vẫn rất bé.
Cuối cùng ngẫm lại, mình làm cỡ nào thì cũng chỉ được một miếng bé tý của thị trường. Mà thị trường ad 18M với thị trường retail 80 tỷ so ra câu trả lời quá dễ dàng để lựa chọn phải ko? Đúng là bây h thì dễ, nhưng lúc đó ecommerce vẫn còn khá mù mờ, Top 4 ecommerce player hiện tại đều chưa có mặt, thậm chí chưa ra đời Lazada, Shopee, Tiki, Sendo. Vì thế vẫn là một quyết định dựa vào số liệu data-driven, cộng với phần còn lại là culture driven. Lúc đó tôi đi được hầu hết các nước trong Đông Nam Á và TQ. Nên sau đó tôi nhảy vào một chuỗi bán lẻ để làm phát triển ecom, vị trí này tôi cũng tự nghĩ ra vì chưa có cty nào có model B2C ecommerce ở quy mô lớn. Ko ngờ mình cũng “bắt trend” xa từ dạo ấy 😂
*Đâu là lý do thật sự Google muốn nhảy vào ecommerce?
Có một điều tôi nghĩ sai là ở Mỹ ecommerce nhỏ lẻ sẽ ko phổ biến vì các tập đoàn lớn sẽ chiếm đa số, ai dè giờ với Covid thì Mỹ cũng dần dần theo kiểu châu Á. Với Covid mọi người mọi quốc gia đều quay vềnhững nhu cầu cơ bản nhất của Maslow: ăn mặc ở, sinh tồn. Mà h hiện tại sinh tồn và tăng trưởng về mặt tài chính/doanh thu là nhu cầu lớn nhất của đa số cá nhân và công ty, tập đoàn.
Ngẫm sâu hơn một chút, việc Google/Facebook muốn lấn sân sâu vào ecommerce ko đơn thuần là giá trị thị trường, mà là họ muốn tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho khách hàng. Với mô hình thuần quảng cáo, tuy hai gã khổng lồ này đã lấy hầu hết thị trường, nhưng value họ đem lại vẫn là brand awareness, traffics, visitors và nhiều nhất là potential leads cho các shop ownwers, retailers… Trong khi với mô hình đánh trực tiếp vảo ecommerce, hỗ trợ người bán có thêm khách hàng, hỗ trợ giao dịch và tạo ra nền tảng giao dịch như Amazon, Taobao, Shopify, Shopee, Tiki, Lazada…thì giá trị tạo ra cho khách hàng trực tiếp vả lớn hơn nhiều. Điều này còn rõ ràng hơn trong thời đại Covid khi nhà nhà cắt giảm tiền tiếp thị quảng cáo và chỉ tập trung vào việc tạo ra giao dịch cụ thể. How to create the real deal?
Câu hỏi bây giờ, không còn là có nên go ecommerce không? Thương mại điện tử đã ko còn là trend nữa, mà đã là một phần tất yếu của cuộc sống.
Câu hỏi bây giờ là làm sao để tận dụng để tiếp tục “bắt trend” các xu hướng sâu hơn của ecommerce? Hay các xu hướng rộng hơn theo địa lý? Go regional?
#ecommerce #growth-trends #growthkey.asia