Skip to content

Growth Hacking là gì: 101 câu hỏi về Growth-Hacking và tăng trưởng đột phá

Đi tìm cơ hội tăng trưởng trong khủng hoảng!

Recap webinar: 101 câu hỏi về Growth-Hacking và tăng trưởng đột phá do cộng đồng do người tham gia hỏi và tôi trả lời tại cộng đồng Growth Hacking Vietnam.


Trong đây có một vài ý highlight là
1. Tại sao Growth hacking nên bắt đầu ngay từ khi bạn chưa có ý tưởng gì về một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể?!
2. Phát triển một GHK team như thế nào
3. Hướng tìm cơ hội trong khủng hoảng
Bạn quan tâm ý nào nhất?
Có gì mọi người cho ý kiến phản biện góp ý nhé! @@

@Hình: thống kê vị trí công việc những người đăng ký tham gia.

1. Growth Hacking (GH) là gì? Điểm cốt lõi?

GH là việc tìm ra key driver, những phương pháp để grow tập trung vào những cái cốt lõi nhất: tập trung cái 20% để tạo ra 80% tăng trưởng. Thậm chí là 2% và 98%.

Ví dụ như tìm ra nhu cầu rất mạnh của KH, kênh nào đó KH đến nhiều nhất, trong kênh đó có cách nào thu hút được nhiều nhất, cách khiến người ta đến mua hàng nhiều nhất,… mà tốn ít chi phí nhất. Từ đó đào sâu và nhân bản ra quy mô lớn hơn.

=> Tăng trưởng nhanh trong thời gian ngắn, với chi phí thấp.

Có thể thực hiện bằng cách: khảo sát khách hàng sâu nhất có thể/phân tích dữ liệu mình có nhiều nhất có thể -> tìm insight, kênh hiệu quả.

2. Thời điểm nào của 1 dự án thì nên bắt đầu GH?

GH chiến lược bắt đầu ngay từ đầu: từ khi chưa bắt đầu dự án, chưa tìm ra pain point KH luôn. Vì bản chất của GH là tìm ra vấn đề trong thị trường mà mình có sức mạnh, lợi thế, tiềm lực còn đối thủ thì không quá mạnh. Hoặc đối thủ mạnh thì mình phải tìm được phân khúc họ không quan tâm, hoặc yếu.

Sau đó tìm pain point -> ai đã giải quyết rồi (họ giải quyết tốt chưa)? -> mình giải quyết được đến mức nào -> giải quyết như thế nào thì KH hài lòng -> làm 1 sản phẩm đơn giản -> nhận feedback KH -> cải tiến dần.

3. Theo lean startup, có product rồi mới GH còn GH chiến lược thì lại nói grow ngay từ từ khi chưa có ý tưởng?

GH chiến lược bắt đầu sớm hơn. Vì:

Lean startup dựa trên ngữ cảnh đã có 1 cái gì đó rồi. Họ đã xác định được vấn đề và làm sản phẩm, sửa dần rồi mới grow.

Còn GH chiến lược giả định lúc mình chưa có gì hết, chưa có ý tưởng luôn thì grow như thế nào, làm sao tìm ra 1 cái gì làm mà tăng trưởng tốt. GH chiến lược sẽ giảm thiểu rủi ro, tận dụng lợi thế của mình như sau: Tìm ra lĩnh vực tăng trưởng -> lĩnh vực đó mình lại có kinh nghiệm, khả năng -> lĩnh vực đó có vấn đề gì xảy ra? -> từ vấn đề đó, mình có thể làm gì với nguồn lực, lợi thế team mình.

Sau đó việc build sản phẩm sẽ dễ dàng hơn, lấy feedback, chỉnh sửa dễ hơn, grow sẽ mạnh hơn nhiều do tổng hòa được rất nhiều yếu tố. “Chọn đúng lĩnh vực mình có lợi thế cạnh tranh với một nhu cầu quan trọng của KH là đã đi được 1/3 chặng đường”.

4. Muốn build 1 team GH có thể bắt đầu từ đâu?

• Xem mình có thế mạnh về gì? Bắt đầu từ nhân sự trong team của mình: ai cũng được miễn họ có quan tâm hứng thú, và được định hướng rõ.

• Link đến sp thị trường mình đang triển khai.

Ví dụ như 1 sản phẩm C2C matching (khách hàng) x (thợ làm nail), họ quan tâm đến mối quan hệ thì mình có thể:

• Team hiện tại.

• Xây dựng cộng đồng, tổ chức event, tìm mod hay thậm chí là khách hàng quan tâm mời họ vào team.

• Mình có thế mạnh IT, có thể phân tích mức độ tương tác của mọi người, ai có quan tâm mời luôn…

-> Cần chủ động.

5. So sánh GH và marketing du kích

Giống: Đều đi tìm điểm nào đó để phát triển lên.

Khác:

GH:

• GH nhấn mạnh tăng trưởng đột phá trong thời gian ngắn.

• Có thể áp dụng khi chưa có sp.

Mar du kích:

• Nhắm vào điểm hiệu quả và duy trì nhưng không nhấn mạnh phải đột phá, có thể là tăng trưởng dần dần sau đó.

• Có sp cụ thể rồi mới marketing.

6. GH thế nào trong đại dương đỏ như Grab, Gojek, Be?

6.1 CẦN TÌM RA ĐƯỢC:

• Điểm mình mạnh hơn họ.
Napoleon có nói: bất kỳ một thời điểm nào cũng có thể tìm ra một chỗ mà quân mình mạnh hơn quân địch, dù cho quân địch có đông hơn nhiều. Có thể vì vài lý do sau

• Đối với họ không đáng vì market size nhỏ nhưng mình vẫn có thể làm. Khi mình làm tốt phân khúc nhỏ rồi vẫn có thể mở rộng ra thị trươngf lớn hơn sau.

• Họ có làm nhưng không tập trung, làm chưa tốt

Thì mình đáp ứng sâu hơn, quan tâm nhiều hơn những gì khách hàng cần. Có thể nhỏ nhỏ thôi nhưng bên kia do họ lớn quá nên khó thay đổi quy trình để đáp ứng.

Nếu không tìm ra được thì tốt nhất không nên nhảy vào mà áp dụng chước 36 của Binh Pháp Tôn Tử

6.2 SO SÁNH LỢI THẾ CẠNH TRANH

Phải so trên ngữ cảnh cụ thể, ví dụ phân khúc đó nguồn lực mình có mạnh hơn họ hay không. Thế mạnh của mình có thể rất yếu so với đối thủ hoặc cái yếu của mình có thể mạnh hơn 1 đối thủ nào đó.

7. Có những hướng GH nào khi mở rộng thị trường đến tỉnh, thành phố, khu vực mới?

Về nguyên tắc GH đều liên quan đến việc tìm hiểu nhu cầu thị trường, khách hàng.

Cần tìm hiểu lĩnh vực mình quan tâm: đọc research, gặp gỡ người làm ngành, gặp KH tiềm năng, cty thành công,… rồi mới xác định ra hướng GH. Khi tìm hiểu đủ nhiều rồi thì sẽ rõ KH mình ở đâu, quan tâm gì, muốn gì, cái gì thu hút họ…

Thực ra, tình hình hiện nay đã giống thị trường mới rồi, không nhất thiết phải chuyển sang khu vực mới. (đang reset lại nhiều mảng như gd, y tế, làm đẹp…) nên hiện đã phải phân tích suy nghĩ lại rồi.

8. Trong thời điểm thị trường reset lại hiện nay, tận dụng GH thế nào?

Thị trường reset lại, nhu cầu mọi người thay đổi

• 1 số nhu cầu vẫn còn, 1 số nhu cầu mới xuất hiện.

• Cũng KH đó, thị trường đó, sản phẩm đó nhưng hành vi KH thay đổi. Như họ ở nhà nhiều hơn, tg online nhiều hơn so với ra ngoài. => Đào sâu vào đó có thể tìm được hướng GH.

Tìm cơ hội trong nguy cơ

• Nguy cơ là nhu cầu KH giảm, chi tiêu thắt chặt.

• Nhưng đối thủ cũng lo lắng và giảm như vậy.

Nếu tìm ra được nhu cầu mới (hiện đang ít đối thủ) thì dường như mọi người đều khởi động như nhau. Nếu làm đúng điểm mạnh mình vẫn có cơ hội tăng trưởng nhanh.

@Note lại by @thuy tien