Skip to content

Tư duy “Out of the box” hay “In the box” thinking tốt hơn?

Bạn thích tư duy “OUT OF THE BOX” hay “IN THE BOX” THINKING??

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói nhiều về phương pháp tư duy “Out of the box”.

Theo bạn thì phương pháp “Out of the box” hay “In the box thinking” – trong chiếc hộp sẽ tốt hơn?

Theo bạn thì người Do Thái và các startup Israel, vốn nổi tiếng với những phát minh công nghệ đột phá sẽ yêu thích phương pháp nào hơn? Hẳn là “Out of the box thinking” phải không? … Bạn đã nhầm rồi!

 

Đợt trước vào 2018 tôi có dịp ghé Israel và thăm một số startup, quỹ đầu tư và trường ĐH nổi tiếng đã được nhắc đến nhiều trong quyển sách Israel Startup Nation. Theo quan sát của tôi thì mặc dù kết quả của những nỗ lực của họ hầu như out of the box, rất sáng tạo và đột phá, nhưng phương pháp và hướng tư duy của họ lại có vẻ theo hướng ngược lại. Họ sáng tạo và cải tiến từ những nhu cầu đời thường, thực tế và tìm ra giải pháp với những nguồn lực rất hạn chế, rất gần với phương pháp luận của Growth-Hacking.

Bản thân những thành quả của quốc gia Israel là một ví dụ tiêu biểu nhất của phương pháp này. Từ một đất nước chỉ có vài triệu dân, hầu như không có tài nguyên thiên nhiên “rừng vàng biển bạc” gì cả. Chỉ là những mảnh đất khô cằn được bao quanh bởi sa mạc nắng cháy. Thỉnh thoảng khi di chuyển từ Haifa đi Tel Aviv hay Jerusalem, đoàn chúng tôi đi ngang những “cánh rừng” của họ, vốn chỉ là những hàng cây lưa thưa trên đồi cát, nhìn mà thấy tội nghiệp cho họ. Kể cả một vùng biển nổi tiếng họ có được thì lại là “Biển Chết”, không có tôm cua cá hải sản nào có thể sống được ở đây vì độ mặn quá cao. Vây xung quanh họ lại toàn là các nước Hồi giáo thù địch. Tuy vậy nhưng số giải Nobel của người Do Thái chiếm 20% lượng giải của thế giới. Số startup công nghệ của Israel trên sàn Nasdaq thậm chí nhiều hơn cả của TQ và Ấn Độ….

 

INNOVATION – SÁNG TẠO ĐỘT PHÁ TỪ ĐỜI THƯỜNG?

 

Có lẽ hầu hết các bạn đều nghe nói về những phát minh công nghệ “hoành tráng” của Israel kiểu như phần mềm chống lừa đảo trên không gian mạng của Fraud Sciences( eBay mua lại) , hay hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Thép “Israel Iron Dome Missile Shield” mà ngay cả Mỹ cũng phải thừa nhận tốt hơn những hệ thống của họ và cách đây 2 tuần thượng viện Mỹ đã duyệt chi 1 tỷ đô để mua hệ thống này về sử dụng. Tuy nhiên rất nhiều phát minh của Israel đến từ những nhu cầu rất thực tế và bằng những cách rất đơn giản và khả thi.

 

Một ví dụ về nhu cầu thực tế, giải pháp đơn giản hiệu quả cao là công nghệ tưới nước nhỏ giọt của Israel (Drip Irrigation) cũng xuất phát từ việc nguồn nước quá ít ỏi của họ. Cách thức rất đơn giản, chỉ là hệ thống ống bơm nước giàn đều đến các khu vực cây cối cần tưới nước. Tuy nhiên, thay vì bơm phun nước ào ào như khá nhiều nông trại ở VN hay thế giới thì họ lại đục những lỗ nhỏ để nước nhỏ giọt dần dần và thấm vào cây, mầm hạt cả ngày. Hệ thống này công nghệ không có gì cao siêu nhưng giúp các nhà vườn tiết kiệm ít nhất 60-70% lượng nước so với phương pháp bơm phun, vì hầu hết nước rút xuống lòng đất rất nhanh trước khi rau quả, cây trái kịp hấp thụ. Nếu bạn biết trong ngành nông nghiệp chi phí cho bơm tưới cũng chiếm tỷ trọng quan trọng như chi phí marketing của doanh nghiệp thì bạn sẽ thấy ý nghĩa và ảnh hưởng của phương pháp này như thế nào với người nông dân và sản xuất nông nghiệp. Ngay cả khi bạn chỉ trồng vài ba cây cảnh nho nhỏ trong nhà bạn vẫn có thể dùng cách này với một chai nước đục một hai lỗ nhỏ để tưới cây vài ngày lúc bạn đi vắng( bị tóm đi cách ly chẳng hạn) mà không nhờ được ai tới chăm cây.

 

CÔNG NGHỆ MANG Ý NGHĨA NHÂN VĂN?

 

Trong một lần tôi có dịp ghé thăm Technion – Israel Institute of Technology – הטכניון, trường đại học lâu đời nhất và cũng là trường ĐH kỹ thuật số 1 Israel cung cấp khoảng 40-50% lượng kỹ sư, nhà nghiên cứu cho cả nước, và có 3 giảng viên đoạt giải Nobel. Tại đây tôi được khám phá tìm hiểu một số phát minh từ Technion. Một là hệ thống robotic Rewalk giúp người bị bại liệt, không thể đi lại, người già yếu có thể đi lại được. Thật tuyệt vời phải không các bạn, đúng là công nghệ thay đổi cuộc sống. Xem video: https://www.youtube.com/watch?v=Nb8v0H866wU

 

Một phát minh công nghệ khác nghe có vẻ vừa lạ đời vừa buồn cười nhưng lại rất hữu ích. Đó là máy phân biệt trứng gà trống hay gà mái. Đợt lockdown vừa qua tôi đoán là mọi người đều thấy gần gũi hơn với trứng gà?! Tại sao phải “phân biệt giới tính” như thế? vì gà trống chỉ để thịt, và gà mái để nuôi lấy trứng. Nếu họ có thể phân biệt từ sớm thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức cho các quá trình sau và tối ưu hiệu quả kinh doanh. Nếu bạn đã từng xem bộ phim Hàn Quốc Minari – Rau cần tây, kể chuyện về cuộc sống của hai vợ chồng nhập cư người Hàn trên đất Mỹ bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của máy này. Trong phim, hai vợ chồng phải làm việc trong một nhà kho nóng bức, bốc những chú gà con lên để nhìn vào “lỗ huyệt” của chúng và loại gà trống ra một bên. Những chú gà trống con ngơ ngác tội nghiệp bị bỏ vào lò đốt giết bỏ không thương tiếc. Thật tội nghiệp cho giống đực nhỉ:(. Quá là vô nhân đạo phải không các bạn, tôi cũng không hiểu sao nước Mỹ “đầy văn minh” lại có thể làm chuyện này, và họ còn bình chọn món hột vịt lộn của VN là một trong những món ăn “quái đản và độc ác” nhất ở châu Á. Thật ra so với giết, thậm chí có thể gọi là “thảm sát” gà con hàng loạt thì ăn trứng lộn còn đỡ ác hơn rất nhiều). Vì thế máy phân biệt giới tính gà không chỉ có tác động về mặt chi phí, thời gian cho kinh doanh mà còn có ý nghĩa nhân văn rất cao.

 

Đây cũng là định hướng của phương pháp tư duy “trong chiếc hộp” hay còn gọi là “System Inventive Thinking”. Harvard Business Review có một bài viết về phương thức này và gọi nó là “Breakthrough thinking from inside the box” – Tư duy đột phá từ bên trong chiếc hộp.

 

Đồng hành và đồng cảm với phương thức này, cộng đồng Growthkey – Growth Hacking Vietnam ( Thảo luận về các phương pháp – case study Tăng trưởng nhanh với chi phí thấp), mà tôi là một đại diện có mời bạn Ngân Sâu đã được học về phương pháp này ở Israel chia sẻ thực tế. Ngân Sâu được TechinAsia bầu chọn là 1 trong 10 người bạn nên biết để hiểu về startup ecosystem ở VN. Ngoài ra Ngân cũng là nhà tổ chức Vietnam Venture Summit đình đám quy tụ rất nhiều quỹ đầu tư nổi tiếng trong khu vực và hàng trăm startup tên tuổi tại VN vào năm ngoái.

Buổi chia sẻ “S*IT talk with Ngân Sâu” sẽ diễn ra vào sáng ngày thứ 6, 15/10 lúc 10am. Đăng ký trong group Growthkey https://www.fb.com/groups/growthkey.asia

Xem thêm chia sẻ của Ngân Sâu tại đây: https://www.growthkey.asia/growth-hacking/out-of-the-box-hay-in-the-box-thinking/

 

SIT hay System Inventive Thinking là phương pháp tư duy sử dụng nguồn lực giới hạn (in the box) để tạo ra kết qủa sáng tạo và đột phá. SIT được hầu hết các tập đoàn lớn và startup ở Israel áp dụng để tạo ra những mô hình kinh doanh, sản phẩm công nghệ mang tính cách mạng. SIT đã được rất nhiều trường đại học lớn trên thế giới đưa vào giảng dạy. Tập đoàn tư vấn McKinsey cũng sử dụng phương pháp này để giải quyết vấn đề cho khách hàng.

  • Tel Aviv University, Israel
  • Ben Gurion University, Israel
  • Hebrew University of Jerusalem, Israel
  • Technion – Israel Institute of Technology
  • Columbia University, USA
  • Duke University, USA
  • WHARTON business school, USA
  • INSEAD business school, France
  • London Business School, UK
  • National University of Singapore
  • University of Technology Sydney

THAM KHẢO